Nhận định, soi kèo Getafe vs Barcelona, 03h00 ngày 19/1: Barca bật chế độ “hủy diệt”
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc AS Roma vs Genoa, 2h45 ngày 18/1 -
"Con số này có nhiều ý nghĩa, lần đầu tiên số thu vượt hơn 500.000 tỷ đồng. Đây là nỗ lực chung, đóng góp của TP HCM vào sự phát triển của cả nước", Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên nói tại Hội nghị lần thứ 34 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa 11, sáng 4/12. TP HCM lần đầu thu ngân sách vượt 500.000 tỷ đồngNhiều năm qua, mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn, song số thu của TP HCM luôn ở mức cao và đóng góp lớn nhất vào số thu ngân sách cả nước. Đơn cử, năm ngoái, dù tăng trưởng không đạt như kế hoạch (5,81% trong khi kế hoạch 7,5-8%) nhưng thành phố vẫn thu được 446.500 tỷ đồng; năm 2021, thành phố bị tác động nặng nề bởi Covid-19, tăng trưởng âm 6,78% song thu ngân sách vẫn đạt hơn 381.500 tỷ đồng, vượt 104,56% dự toán.
-
Không gian của những cái chết cô độc ở Nhật BảnHiện tượng kodokushi - cái chết cô độc của những người sống một mình, đột nhiên biến mất và chỉ được phát hiện rất lâu sau khi qua đời - ngày càng thu hút sự chú ý của giới truyền thông Nhật Bản.
Kojima Miyu, chuyên dọn dẹp nơi ở của người đã khuất, tái hiện những khung cảnh cô từng gặp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Ở Nhật Bản, ước tính mỗi năm có khoảng 30.000 trường hợp chết một mình tại nhà, không được phát hiện trong vài ngày hoặc nhiều tuần. Tuy nhiên, kể từ năm 2019, hiện tượng kodokushi mới được công nhận rộng rãi.
Kojima Miyu tái hiện không gian của những cái chết cô độc tại nhà ở xứ sở hoa anh đào.
Ngay cả khi truyền hình và báo chí đưa tin ngày càng nhiều, công chúng chưa tận mắt chứng kiến và thừa nhận sự cô lập xã hội là vấn đề nghiêm trọng.
Tôi bắt đầu làm việc tại To-Do Company, công ty chuyên dọn dẹp nơi ở của người đã khuất, từ năm 2014.
Khi có người chết một mình ở nhà, tôi và đồng nghiệp dọn dẹp, khiến nó trở thành nơi có thể sống được.
Chúng tôi thu thập và phân loại mọi di vật do người quá cố để lại, đặc biệt là các món đồ có giá trị tiền bạc và tình cảm, để chuyển cho thân nhân của họ.
Sau đó, chúng tôi loại bỏ rác, vết bẩn và mùi hôi, đồng thời khử trùng không gian.
Công việc của tôi còn gồm giúp đỡ tang quyến liên quan đến kodokushi như lắng nghe câu chuyện của họ và đưa ra lời tư vấn.
Tái hiện
Là lĩnh vực chuyên biệt đòi hỏi sự nhạy cảm và thận trọng, công việc dọn dẹp nơi ở của người còn đã khuất còn ít được biết đến.
Nhận thấy nhu cầu nâng cao nhận thức cộng đồng về những cái chết cô độc, công ty tôi mở gian hàng tại triển lãm thương mại tang lễ Endex Japan năm 2015.
Có cơ hội tham gia hoạt động này, tôi cố gắng để các vị khách hiểu mức độ nghiêm trọng của kodokushi. Tuy nhiên, tôi ngạc nhiên khi rất nhiều người, cả các cá nhân làm trong ngành tang lễ, đều công khai chế giễu.
Họ bác bỏ khả năng ở quốc gia như Nhật Bản, cái chết của một người không được phát hiện trong nhiều ngày, thậm chí là vài tuần hoặc vài tháng và tự tin khẳng định sẽ không bao giờ chịu số phận như vậy.
Tận mắt giải quyết hậu quả của kodokushi, tôi không nói nên lời khi nghe những phản hồi này.
Mô hình của Kojima có tựa đề “Kodokushi với một số mèo cưng bị bỏ lại phía sau”.
Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng trước khi chết một mình tại nhà, chủ nhân nơi ở có lẽ cũng có quan điểm tương tự. Họ không bao giờ tưởng tượng mình sẽ ra đi đơn độc, thi thể không được phát hiện trong thời gian dài.
Điều này khiến tôi nhận ra mình cần cách tiếp cận khác để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.
Tôi nảy ra ý tưởng tạo ra các mô hình thu nhỏ của kodokushi từ kinh nghiệm của bản thân. Tác phẩm của tôi là sự tổng hợp, không phải khung cảnh có thực. Tôi cố gắng tái hiện bầu không khí ám ảnh, đơn độc trong khi vẫn giữ được sự riêng tư của người đã khuất và gia đình họ.
Tôi tự học mọi thứ thông qua các video trên mạng và nhiều lần thử nghiệm.
Tôi dần học được cách dựng các căn phòng, cũng như tạo ra đồ nội thất khác nhau và dùng thủ thuật như bôi phấn mắt để làm bụi bẩn. Tôi mua sơn, dụng cụ và mọi vật liệu cần thiết để kể lại những câu chuyện với chi tiết chân thực nhất.
Khung cảnh cô độc
Tôi muốn nói cụ thể về 3 mô hình mình tạo ra.
Đầu tiên là “Kodokushi, Tuổi 50-60”. Nhóm tuổi này chiếm một phần đáng kể các trường hợp chết một mình, đặc biệt là không được phát hiện trong thời gian dài.
Nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu vắng trong giao tiếp với gia đình, hàng xóm và cộng đồng.
Mô hình “Kodokushi, Tuổi 50-60” kể câu chuyện về người đã khuất có ít tương tác xã hội.
Các nạn nhân ở độ tuổi chưa quá cao, sức khỏe tốt và có thể thấy không cần thiết kết nối thường xuyên với gia đình và bạn bè.
Họ thường im lặng, thậm chí không tiếp khi có khách đến gõ cửa. Do đó, hàng xóm ít để ý đến sự vắng mặt kéo dài của họ, khiến việc phát hiện trở nên chậm trễ. Trong một số trường hợp, thi thể chỉ được tìm thấy sau gần nửa năm.
Tôi hy vọng mọi người coi trọng hơn những tương tác nhỏ trong cuộc sống như gọi điện, thăm hỏi cá nhân xung quanh và các hình thức giao tiếp hàng ngày khác.
Mô hình thứ 2 có tên “Kodokushi gây ra bởi sốc nhiệt”.
Trong mùa đông, một người bước từ phòng có lò sưởi vào nơi không được sưởi ấm như hành lang, nhà vệ sinh hoặc nhà tắm, có thể bị tăng huyết áp đột ngột do các mạch máu co lại để phản ứng với không khí lạnh giá.
Bước vào bồn tắm xông hơi sẽ giúp giảm cảm giác ớn lạnh, nhưng huyết áp thay đổi đột ngột do sự thay đổi nhiệt độ có thể gây ra cơn đau tim, đột quỵ hoặc tình trạng bệnh lý khác.
Kojima không tuân theo tỷ lệ 1:12 truyền thống của nhiều tác phẩm sáng tạo thu nhỏ.
Tôi từng dọn dẹp nhiều căn hộ nơi nạn nhân chết trong bồn tắm hoặc gục xuống khi đang đi vệ sinh do sốc nhiệt.
Các biện pháp đơn giản như đi dép để bảo vệ chân khỏi sàn hành lang lạnh buốt, làm ấm nhà vệ sinh, lắp máy sưởi ở khu vực bồn tắm, mở vòi hoa sen trước khi vào tắm… có thể giúp chống sốc nhiệt. Mọi người cũng nên giữ nước tắm ở mức ấm vừa phải, không quá 40 độ C. Những biện pháp nhỏ như vậy có thể cứu mạng người.
Mô hình thứ 3 là “Kodokushi của người tích trữ đồ trong phòng”.
Nhiều người nhìn vào những túi rác đầy, đống vỏ hộp bỏ đi và đồ đạc lộn xộn khác với sự bàng hoàng, tự nhủ họ sẽ không bao giờ chịu được tình trạng bẩn thỉu như vậy.
Tuy nhiên, mô hình truyền tải thông điệp khác. Cá nhân sống ở đây có lẽ không phải người bừa bộn. Tuy nhiên, một số bi kịch trong cuộc sống như ly hôn hoặc mối quan hệ không thành, thất nghiệp, bị bắt nạt, làm việc quá sức, người thân hay thú cưng qua đời, bệnh lý tâm thần… khiến họ mặc kệ tất cả.
Tôi mong mọi người nhận ra rằng bất kỳ ai đều có thể bất ngờ rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Nhận thức đúng
Công việc của tôi thay đổi kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, xuất phát từ xu hướng làm việc từ xa, số lượng doanh nghiệp đóng cửa ngày càng tăng, mọi người dành nhiều thời gian hơn ở nhà.
Nhu cầu dọn dẹp trong nhà giảm xuống bởi thân nhân người đã khuất giờ đây có nhiều thời gian hơn để tự lo liệu.
Ngược lại, nhu cầu xoa dịu chấn thương liên quan đến kodokushi ngày càng gia tăng, đặc biệt là các trường hợp không rõ nguyên nhân tử vong.
Điều này càng khiến tôi nghĩ rằng cái chết là sự thất thường. Không ai có thể biết cuộc sống của mình kết thúc khi nào hoặc như thế nào.
Tác phẩm “Kodokushi của một người cao tuổi sống viên mãn” cho thấy góc nhìn khác về giây phút cuối đời của người chết một mình tại nhà.
Nhiều người đã khuất mà tôi từng dọn dẹp nơi ở sống một mình, nhưng không có nghĩa họ chưa lập gia đình hoặc họ không có con cái.
Người ngoài cuộc có thể phán xét gay gắt thân nhân của người chết cô độc tại nhà, buộc tội họ thờ ơ với cá nhân đó.
Tuy nhiên, điều này không phải luôn đúng.
Một phần của vấn đề nằm ở việc sử dụng cụm từ kodokushi.
Kodoku ngụ ý sự cô lập và cô đơn, nhưng chỉ một số ít người chết một mình ở nhà thực sự bị cô lập với xã hội. Hầu hết sống viên mãn, thích đi du lịch, có những mối quan hệ sôi nổi với bạn bè và gia đình cho đến cuối đời.
Tôi thấy thật không công bằng khi gán cho họ cái chết cô độc. Một thuật ngữ khác như jitakushi (chết tại nhà) có thể phù hợp hơn.
Có nhiều lý do để hy vọng tình hình đang thay đổi. Sự chú ý ngày càng tăng của truyền thông giúp nâng cao nhận thức về vấn đề này. Do đó, các thi thể được phát hiện sớm hơn trước, làm giảm bớt phần lớn chấn thương liên quan tới kodokushi.
Cái chết đến với tất cả vào thời điểm nào đó. Khi “dọn dẹp vết thương” mỗi ngày, tôi hy vọng không ai phải chịu gánh nặng của sự hối tiếc.
Theo Zing
Trẻ em Nhật Bản tự tử cao kỷ lục vì đại dịch
Theo Bộ Giáo dục Nhật Bản, số vụ trẻ em tự tử của nước này đang ở mức cao nhất trong hơn 4 thập kỷ qua.
"> -
Những bức thư không gửi"Những bức thư là câu chuyện rất dài về những năm tháng chiến tranh, về cha mẹ, ông bà cụ kỵ..." Vợ chồng tôi mua được ngôi nhà ở làng. Người bán là cặp vợ chồng trẻ, bố mẹ họ không có nhu cầu ở làng, còn bà ngoại thì đã mất hồi năm ngoái. Sau khi cụ bà qua đời, chẳng ai ngó ngàng gì đến ngôi nhà, mãi tới khi bán mới thấy họ đến.
Tôi hỏi anh chị có đến lấy đồ đạc không? Họ bảo chúng tôi không cần đống đồ đồng nát này, mấy cái tranh thờ chúng tôi đã lấy, số còn lại anh chị vứt đi hộ.
Tôi đưa mắt nhìn lên tường, nơi hiện rõ dấu vết mà những bức tranh thờ để lại.
⁃ Thế những bức ảnh này anh chị không lấy sao?
Từ tường căn nhà gỗ là ánh mắt của những người đàn bà, đàn ông, trẻ con... Cả một dòng họ. Trước kia, người ta thích treo ảnh lên tường để trang trí.
Tôi nhớ một lần tới thăm bà ngoại, bà mới treo lên tường bức ảnh của hai chị em tôi được lồng khung.
⁃ Sáng sáng bà thức giấc, việc đầu tiên là chào cha mẹ, hôn chồng, cười với các con và nháy mắt với hai cháu. Ngày của bà bắt đầu như thế... - bà kể.
Khi bà mất, chúng tôi bổ sung lên tường tấm ảnh của bà. Giờ đây, mỗi lần về quê vào những dịp cuối tuần, sáng nào tôi cũng gửi bà một nụ hôn gió. Có cảm giác căn nhà ngay lập tức tràn ngập mùi hương những món ăn mà bà thường nấu, thấy như bà vẫn còn ở quanh đây.
Tôi không được gặp ông ngoại. Ông hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tấm ảnh của ông được treo chính giữa. Bà kể về ông nhiều lắm, những khi đó chúng tôi nhìn lên tấm ảnh của ông và có cảm giác ông đang ngồi cùng chúng tôi, chỉ có điều kỳ lạ là ông vẫn còn rất trẻ, trong khi bà đã già. Giờ đây ảnh bà được treo cạnh ảnh ông.
Đối với tôi thì những bức ảnh bạc màu này vô cùng quý giá, nếu phải lựa chọn thì tôi chắc chắn sẽ lấy những bức ảnh mang về.
Sau khi mua nhà, chúng tôi bắt tay vào dọn dẹp. Và... tay tôi không sao giơ lên nổi khi vứt bỏ những đồ đạc của cụ bà quê mùa đã trọn đời sống vì con, vì cháu - những người đã bỏ rơi bà suốt một thời gian dài.
Tại sao tôi lại biết? Cụ đã viết thư cho họ. Hồi đầu cụ viết và gửi nhưng không nhận được hồi âm. Sau đó cụ vẫn viết nhưng không gửi nữa. Ba chồng thư chứa chan tình yêu được xếp ngăn nắp trong chiếc tủ đầu giường.
Tôi mở từng bức thư và đọc... Tôi hiểu tại sao cụ không gửi những bức thư ấy đi. Cụ sợ chúng sẽ vất vưởng đâu đó, cụ giữ ở đây thì chúng vẫn còn nguyên. Khi cụ chết rồi, con cháu sẽ đọc.
Những bức thư là câu chuyện rất dài về những năm tháng chiến tranh, về cha mẹ, ông bà cụ kỵ của cụ. Cụ kể rằng bà nội của cụ luôn nhắn nhủ con cháu phải giữ gìn những giá trị gia đình, để cháu chắt biết và nhớ. Sao tôi có thể vứt những bức thư đó?
⁃ Mình mang đến cho con của cụ nhé? Những thứ này không thể đem vứt được!
⁃ Em nghĩ là con cụ tốt hơn cháu cụ sao? Từ lúc cụ mất họ có thèm ló mặt về đây đâu? - chồng tôi tỏ vẻ nghi ngờ.
⁃ Nhỡ các con của cụ cũng già và đau yếu thì sao?
⁃ Ừ, để anh gọi điện hỏi họ xem thế nào.
Chúng tôi tìm được số điện thoại và nghe thấy giọng phụ nữ lanh lảnh:
⁃ Anh chị vứt đi hộ nhé. Thời gian cuối đời bà gửi hàng chồng thư về đây, chúng tôi cũng chả có hơi sức đâu mà đọc nữa. Bà có việc gì làm đâu, viết thư để giải khuây ấy mà...
Tôi tắt điện thoại, không muốn nghe tiếp những lời của bà ta. Nếu bà ta có mặt ở đây, tôi sẽ bóp cổ bà ta tới chết.
Cụ già có 6 người con, 5 người đều ra đi trước mẹ. Chỉ còn người con gái út không đoái hoài tới mẹ cũng như những kỷ vật của bà.
Bức thư cuối cùng chan chứa yêu thương mà cụ viết cho người con gái bội bạc ấy ít lâu trước khi qua đời. Khi đó, cụ đã 93 tuổi.
Vũ Mạnh Cường dịch
Làm thế nào để dạy con quan tâm đến người khác?
Ravi Rao, một bác sĩ nhi khoa cho rằng, cha mẹ nên dạy cho con về cảm xúc nhiều như cách dạy chúng về màu sắc và con số. Thấu hiểu cảm xúc của người khác sẽ giúp những đứa trẻ có cái nhìn đồng cảm hơn.
">